Ý nghĩ và suy đoán của ông Chín Tùng chưa kịp định hình thì mấy ngày sau, một ngôi mộ khác lại cũng bị bới tung lên, nhưng cái xác lần này không bị đánh cắp hết, chỉ bị xé mất một nửa
phim 18++. Ông Tùng kể: “Đến lúc này thì có thể đoán chính xác đó là thú cướp xác rồi. Chúng ăn mất hai cánh tay và gần hết phần ngực của xác vừa chôn cất. Mấy ngày sau đó, chúng tôi có ý định sẽ đối chọi với chúng, sẽ cài bẫy để bắt hổ và lợn rừng. Nhưng chúng nhiều quá, bẫy không kịp mà con nào cũng thích ăn xác người”.
Lý giải về điều này, ông Chín Tùng chỉ tay về phía vùng lõi rừng U Minh Hạ thổn thức kể: “Xưa, dân ở U Minh Hạ này nghèo lắm. Đa số đều dựa vào rừng ruộng đánh bắt các loại cá, thú mà ăn thôi, chứ chưa có các biện pháp canh tác như bây giờ. Người dân lại sống đơn giản nên suy nghĩ về người chết cũng đơn giản. Chết không cần chôn trong các quan tài mà chỉ cần quấn chiếu hoặc bó trong những cây rang, cây nứa thế là xong".
Bảo thủ như ông Nam Hùng cũng phải thừa nhận: “Ban đầu tôi chẳng tin là không có biện pháp để trị bọn chúng (hổ và lợn rừng). Nhưng rồi thấy mệt mỏi quá, mà sểnh ra là mất xác như chơi. Ngày đó lợn rừng cũng như hổ rất táo tợn, người đứng cách xa vài chục mét cũng không khiến chúng sợ”.
Ở những ngôi làng trong vùng lõi vườn quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) người dân chỉ chôn người chết ngay sát ngách hoặc ngay trong nhà mình. Bởi nếu chôn bên ngoài họ lo sợ bị thú dữ moi xác người và ăn luôn xác.
Vẫn không từ bỏ ý định sẽ hù cho các loại thú ham xác người kia khiếp hãi, những ngày sau đó, nhiều đêm trắng dân làng U Minh Hạ thắp đuốc đi thành đoàn vào rừng săn bắn. Nhưng kết quả không như mong muốn nên họ quyết định chôn người chết ngay gần nhà.
Trong các loài thú rừng thì để lại nỗi khiếp sợ lớn nhất cho người dân U Minh Hạ là hổ và lợn rừng. Không phải hãi hùng bởi sự hung dữ của hai loài này mà hãi hùng vì chúng rất thích ăn xác thối, nhất là xác người. Theo những người dân U Minh Hạ, ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác ngay trong nhà hoặc sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu.
Ông Hai Năm, 81 tuổi bồi hồi kể: “Ở cái xứ này, trước kia đất đai mênh mông. Có nhà sở hữu hàng trăm ha đất là chuyện bình thường. Mấy chục năm trước, cả khu vườn quốc gia U Minh Hạ này rừng rú hoang vu, thú rừng nhiều vô kể. Người ta muốn bắt một loại hươu, nai, mang, hoẵng dễ như bắt con gà trong chuồng bây giờ thôi. Cứ vào rừng nửa buổi là có thú mang về ăn thịt ngay. Nhưng dần dà rồi thú cũng ít đi".
Tuy nhiên, vào một chiều mưa, sau khi chôn một người già khả kính trong làng thì bỗng nhiên sáng mai ra thấy xác không còn nữa. Ngôi mộ bị bới lên tanh bành. Vì nghèo nên ngôi mộ chỉ có duy nhất xác chết chứ chẳng có của cải gì nên không thể có chuyện người cướp xác”
banh giat ao nguc.