Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

‘Do thám điện tử giúp ngăn khủng bố’4/2013

Người đứng đầu cơ quan do thám ̣điện tử của Mỹ nói chương trình theo dõi điện thoại và internet mới bị phát giác đã giúp ngăn ngừa hàng chục âm mưu khủng bố.Thám tử


Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Keith Alexander lên tiếng biện hộ cho các chương trình theo dõi nói trên.




130613035046 keith alexander 464x261 afp nocredit Do thám điện tử giúp ngăn khủng bố


Ông Alexander nói NSA đã ngăn chặn nhiều cuộc khú̉ng bố


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì nói các chương trình này cho thấy đã đạt được “sự cân bằng mỏng manh nhưng quan trọng” giữa riêng tư cá nhân và an ninh.
Thông tin về hệ thống theo dõi này bị vỡ lở trên truyền thông hồi tuần trước.
Trong khi đó, người cáo giác thông tin tuyên bố sẽ chống lại việc dẫn độ ông về Mỹ.
Edward Snowden đã rời khỏi nhà ông ở Hawaii tới Hong Kong trước khi các báo Guardian và Washington Post đăng tải thông tin về các chương trình nghe lén tuyệt mật của chính phủ Mỹ.
Cựu nhân viên CIA 29 tuổi đã cung cấp cho các báo thông tin về chương trình của NSA, rằng cơ quan này đã thu thập số lượng khổng lồ thông số các cuộc gọi điện thoại và liên lạc internet từ các công ty của Mỹ.
Giới chức Mỹ thừa nhận có các chương trình này, nhưng Tổng thống Barack Obama nói chúng được Quốc hội và tòa án kiểm soạt chặt chẽ.tham tu tu


‘Mỹ sẽ diệt vong’
Lãnh đạo các nước châu Âu đã bày tỏ quan ngại về mức độ của các chương trình theo dõi và yêu cầu được biết liệu quyền lợi của các công dân châu Âu có bị vi phạm hay không.Tham tu
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh William Hague tại Washington DC, Ngoại trưởng Kerry nói các chương trình này “đã ngăn chặn nhiều vụ khủng khiếp”.
“Nếu tôn trọng quyền riêng tư, tự do và Hiến pháp thì tôi nghí dần dần điều này sẽ được chấp nhận và người dân sẽ hiểu.”
Các quan chức ngành tình báo giải thích rằ̀ng tình báo Mỹ không nghe lén các cuộc trò chuyện qua điện thoại của người Mỹ. Họ cũng khẳng định rằng chương trình theo dõi liên lạc qua internet, tên mật là Prism, chỉ nhằm vào những người không phải công dân Mỹ ở nước ngoài.
Edward Snowden là ai?


130611030832 edward snowden  304x171 afp Do thám điện tử giúp ngăn khủng bố


29 tuổi, thời trẻ sống ở bang North Carolina
Tham gia quân đội dự bị năm 2004, nhưng giải ngũ bốn tháng sau đó, Bấm theo báo Guardian
Công việc đầu tiên tại Cơ quan An ninh Quốc gia là làm bảo vệ
Làm việc về an ninh mạng tại CIA
Rời CIA năm 2009 để làm việc theo hợp đồng của NSA cho một số công ty, trong có Booz Allen
Dùng nick Verax, tiếng Latin có nghĩa “nói sợ thật”, trong các thư từ với báo Bấm Washington Post
Họ cũng nói các chương trình này là công cụ an ninh quan trọng.
Tại cuộc điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm thứ Tư, Tướng Alexander nói: “Chúng đã giúp ngăn ngừa hàng chục âm mưu khủng bố”.
Ông cũng nói giới chức tình báo “cố gắng minh bạch” về các chương trình này và sẽ giải trình tại ủy ban trước khi công bố bất cứ thông tin nào khác.
Tuy nhiên vị giám đốc NSA cũng nói một số chi tiết sẽ không được tiết lộ “bởi vì nếu chúng ta nói cho quân khủng bố biết chúng ta sẽ truy đuổi chúng thế nào, chúng sẽ thoát và người Mỹ sẽ diệt vong”.
Ông Alexander nói thêm rằng ông thà bị chỉ trích là che dấu gì đó hơn là “gây ảnh hưởng tới an ninh của đất nước”.


Xem xét lại


Thượng Nghị sỹ Cộng hòa Susan Collins của tiểu bang Maine đã chất vấn về độ xác tín của cáo buộc rằng NSA có thể nghe lén bất cứ cuộc điện thoại hay xem bất cứ email nào của người Mỹ, kể cả tổng thống, mà ông Snowden đưa ra.
Tướng Alexander trả lời: “Không đúng. Tôi không biết có cách thức nào để làm việc này”.
Tuy nhiên ông Alexander nói rằng NSA cần điều tra xem làm sao ông Snowden, một nhân viên hợp đồng cấp thấp, lại có thể thu thập và rò rỉ các thông tin quan trọng như vậy được.
Ông nói với các dân biểu rằng cần xem xét lại tất cả các quy trình.phan mem seo
“Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trên mạng, một số người có khả năng to lớn trong việc vận hành các hệ thống.”
Một số dân biểu thừa nhận rằng họ không ý thức được về mức độ của chương trình vì đã không tham dự các cuộc họp về an ninh tình báo trước đó.
Dân biểu Dân chủ bang Tennessee Steve Cohen nói: “Tôi cho là nghị viện đã hơi ngái ngủ”.
Trong khi đó, Thượng Nghị sỹ Dân chủ Ron Wyden, người từng cảnh báo về chương trình này hồi năm ngoái, đã cáo buộc Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper là gây hiểu lầm hồi tháng Ba khi ông này bác bỏ rằng NSA thu thập thông tin về hàng triệu người Mỹ.
Dân biểu Cộng hòa Justin Amash kêu gọi ông Clapper từ chức với lý do Hạ viện không thể đưa ra được quyết định đúng đắn nếu như “người đứng đầu ngành tình báo lại đưa ra thông tin gian dối”.
Tin tức mà ông Snowden rò rỉ ra ngoài rõ ràng đã khiến chính phủ Mỹ tức giận, nhưng cho tới nay ông chưa bị truy tố và cũng chưa có yêu cầu dẫn độ ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét